Các bậc Đạo sư chỉ nói về “Con Đường”. Đạo nghĩa là Con Đường – họ hoàn toàn không nói về đích đến. Họ nói: Đích đến sẽ tự lo, bạn không cần phải lo lắng về đích đến.
Nếu biết Con Đường thì bạn biết đích đến, bởi vì đích đến không nằm ở cuối Con Đường, đích đến nằm dọc theo Con Đường – nó ở đó mỗi khoảnh khắc và mỗi bước đi.
Ở trên con đường là ở tại đích đến
Mọi thứ còn trở nên phức tạp hơn một chút khi các bậc thầy nói: Con đường không có bản đồ, Con Đường không được vẽ ra, Con Đường không phải thứ mà bạn bám theo ai đó mà tìm ra được. Con Đường không như đại lộ, Con Đường giống như cánh chim bay trên bầu trời – không để lại dấu vết nào để lần theo.
Con Đường không có lối. Nó không được làm sẵn, có sẵn; bạn không thể chỉ quyết định bước đi trên nó, bạn sẽ phải tìm ra nó.
Thiên Chúa giáo, Hindu giáo và Hồi giáo là những đại lộ: Bạn không cần mạo hiểm bất cứ điều gì – bạn chỉ cần theo sau đám đông. Với Đạo, bạn sẽ phải đi một mình, bạn phải ở một mình. Đạo để cao cá nhân, không để cao xã hội. Đề cao sự độc đáo, không đề cao đám đông. Đạo để cao sự tự do, không để cao tiêu chuẩn. Đạo không có truyền thống. Đạo là một cuộc nổi dậy và cuộc nổi dậy vĩ đại nhất.