Bằng việc học, bạn biết thế giới; bằng việc quên đi những gì bạn đã học, bạn biết chính mình.

Giác ngộ không liên quan đến gì đến trí thức. Đó là sự giải thoát khỏi tri thức. Giác ngộ vượt lên tri thức.

Người giác ngộ là người không còn rào cản nào giữa bản thân họ và sự hiện hữu. Và tri thức là rào cản. Tri thức chia rẽ bạn khỏi sự hiện hữu; nó giữ bạn tách rời. Sự không-biết mới hợp nhất bạn. Tình yêu thương là một cách để hồn nhiên. Sự hồn nhiên là cây cầu. Tri thức là bức tường. 

Có ai từng nghe nói người giàu tri thức trở nên giác ngộ đâu? Họ là những người còn lâu lắm mới giác ngộ. Sự giác ngộ chỉ nảy nở trên mảnh đất hồn nhiên.

“Chẳng biết là rất thân thiết”

Hồn nhiên nghĩa là sự ngạc nhiên, sững sờ của trẻ thơ Người giác ngộ là người không ngừng nhạc nhiên bởi vì họ không biết gì cả. Vì thế, một lần nữa, mọi thứ trở nên bí ẩn. Càng biết, bạn càng ít cảm thấy sững sờ. Bạn không thể nói “À, ra thế.” 

Bạn không thể ngất ngây. Người giàu tri thức là người bị đè nặng. Họ không thể nhảy múa, họ không thể ca hát, họ không thể yêu. Đối với người giàu tri thức, Thượng đế không tồn đại 

  • Bằng việc học, bạn biết thế giới; bằng việc quên đi những gì bạn đã học, bạn biết chính mình.
  • Bằng việc học, bạn tích luỹ tri thức; bằng việc bên đi những gì đã học, bạn trở thành người biết.
  • Bằng việc học, bạn dành dụm; bằng việc quên đi những gì đã học, bạn trở thành trận trụi, trống rỗng.